Vnedu.Vn Xem Điểm

MÔN TOÁN: LỖI LÀM TRÒN SỐ, CHỦ QUANÔng Dư đội hình brazil 2022

【đội hình brazil 2022】Tuyển sinh lớp 10: Những sai lầm thí sinh cần tránh

MÔN TOÁN: LỖI LÀM TRÒN SỐ,ểnsinhlớpNhữngsailầmthísinhcầntráđội hình brazil 2022 CHỦ QUAN

Ông Dương Bửu Lộc, chuyên viên phụ trách môn toán Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết trong các kỳ thi tuyển sinh lớp 10, những lỗi sai học sinh (HS) hay mắc phải thường đến từ sự chủ quan.

Theo ông Lộc, HS thường tính toán sai ở những câu đơn giản, hiểu sai về sai số, hạn chế kỹ năng đọc hiểu các bài toán thực tế, chỉ tập trung vào con số, quên rằng phải tìm ra từ khóa của yêu cầu, vẽ sai hình… Thêm vào đó, với những HS có học lực giỏi thì lại mắc lỗi chủ quan về làm tắt các bước giải quyết vấn đề. Chính vì vậy, ông Lộc nhấn mạnh điều quan trọng nhất khi làm toán là HS phải cẩn thận, tỉ mỉ, làm đến đâu chắc đến đó kể cả về cách thức, dẫn giải lẫn kết quả bài làm.

Tuyển sinh lớp 10: Những sai lầm thí sinh cần tránh - Ảnh 1.

Học sinh lớp 9 TP.HCM chuẩn bị bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10 đầu tuần sau

NHẬT THỊNH

Còn giáo viên Nguyễn Tiến Thùy, tổ toán Trường THCS Hà Huy Tập (Q.Bình Thạnh), cho biết khi chấm thi có thể nhận thấy HS hay mất điểm ở kỹ năng làm tròn số. Chẳng hạn đề bài yêu cầu làm tròn đến hàng đơn vị, hàng thập phân thứ 2, thứ nhất, nhưng nhiều HS khi làm tròn không đúng theo yêu cầu dẫn đến mất điểm ở phần kết quả.

Bên cạnh đó, câu hỏi số 8 về hình học phẳng, gồm 3 câu, trong đó câu a là kiến thức cơ bản, câu b vận dụng thấp, câu c vận dụng cao. Đa số HS làm được câu a, 2 câu còn lại dùng để phân hóa. Bên cạnh việc nắm vững kiến thức về định lý, tính chất để chứng minh các bài toán thì cô Tiến Thùy lưu ý HS phải vẽ hình chính xác. Chỉ cần vẽ sai hình HS sẽ mất 3 điểm của bài hình học phẳng.

TRÁNH SUY NGHĨ VIẾT CÀNG DÀI CÀNG ĐƯỢC ĐIỂM CAO

Với môn ngữ văn, ông Trần Tiến Thành, chuyên viên phụ trách môn học của Sở GD-ĐT, thông tin nhiều năm qua HS thường có suy nghĩ việc chấm bài thi của những HS dự thi trường, lớp chuyên sẽ khó hơn so với HS thi lớp 10 thường. Tuy nhiên, ông Thành khẳng định việc chấm thi tuyển sinh lớp 10 thực hiện theo quy định chung của hội đồng chấm, theo đáp án và thang điểm đã được toàn thể hội đồng thống nhất và thông qua. Giám khảo sẽ không biết bài thi đó của thí sinh thi chuyên hay thi thường, vì thế sẽ không có chuyện "chấm khó hơn".

Ngoài ra, nhiều năm qua HS luôn cho rằng đề số 2 ở phần nghị luận văn học luôn khó hơn đề 1, khó lấy điểm nên thường lướt qua và chủ động không chọn làm. Tuy nhiên, thực sự đây là đề mở, tạo điều kiện để HS bộc lộ khả năng chứ không học tủ, học vẹt. Thậm chí, đề này rất dễ tạo ấn tượng với giám khảo nếu HS có góc nhìn độc lập, nêu được quan điểm cá nhân trước một vấn đề nào đó. Các em có thể viết không hay nhưng chân thật, thể hiện đó là những suy nghĩ, tác động đến cá nhân… Như vậy là các em đã có điểm trong phần bài làm này.

Chuyên viên môn ngữ văn cũng chỉ ra thêm một sai lầm của HS khi làm văn là nghĩ viết càng dài thì càng được điểm cao. "Điều này hoàn toàn không đúng. Thí sinh viết dài nhưng lan man, không đủ ý, viết như diễn giải văn xuôi thì không những không đạt điểm cao mà còn khiến giám khảo "rối" khi chấm bài", ông Thành nói.

Các mức kỷ luật lỗi vi phạm trong phòng thi

Khiển trách: Thí sinh (TS) phạm lỗi nhìn bài hoặc trao đổi bài với TS khác.

Cảnh cáo trừ 25% tổng số điểm bài thi: TS đã bị khiển trách một lần nhưng trong giờ thi bài thi đó vẫn tiếp tục vi phạm quy chế thi ở mức khiển trách; trao đổi bài làm hoặc giấy nháp với TS khác; chép bài của TS khác hoặc để TS khác chép bài của mình.

Đình chỉ thi: TS đã bị cảnh cáo một lần nhưng trong giờ thi bài thi đó vẫn tiếp tục vi phạm quy chế thi ở mức khiển trách hoặc cảnh cáo; mang vật dụng trái phép theo quy định vào phòng thi; đưa đề thi ra ngoài phòng thi hoặc nhận bài giải từ ngoài vào phòng thi; viết, vẽ vào tờ giấy làm bài thi của mình những nội dung không liên quan đến bài thi; có hành động gây gổ, đe dọa những người có trách nhiệm trong kỳ thi hay đe dọa TS khác.

Ông cũng lưu ý "bói đề, đoán đề" là một quan điểm rất tai hại trong quá trình HS ôn tập môn văn. Nhiều HS cho rằng năm trước đề đã ra tác phẩm này, vấn đề này thì năm nay không ra nữa. Trong khi Sở GD-ĐT đã nhấn mạnh nội dung đề thi tuyển sinh 10 nằm trong chương trình THCS, chủ yếu là chương trình lớp 9, vì thế đề có thể ra trong bất cứ tác phẩm nào, ở một khía cạnh nào đó. Định hướng đề thi tuyển sinh môn ngữ văn năm nay sẽ có "độ mở" cao. Các em cần tập trung rèn luyện kỹ năng và tích lũy kiến thức để thực hiện tốt nhất các yêu cầu của đề.

Mặt khác, ông Thành cho biết HS bị ám ảnh bởi suy nghĩ đề thi tuyển sinh lớp 10 là phải khó, "phải có nhiều bẫy", dẫn đến tâm trạng lo lắng, căng thẳng, áp lực, ảnh hưởng đến bài làm. Điều này là không nên.

Tuyển sinh lớp 10: Những sai lầm thí sinh cần tránh - Ảnh 3.

Học sinh lớp 9 tập trung ôn thi cho kỳ tuyển sinh lớp 10

NHẬT THỊNH


TIẾNG ANH: CHÚ Ý CHÍNH TẢ TỪ LỖI NHỎ NHẤT

Ông Trần Đình Nguyễn Lữ, chuyên viên phụ trách môn tiếng Anh, cho hay kiến thức trong đề thi môn tiếng Anh không thoát ly sách giáo khoa, các chủ đề, chủ điểm đều là những nội dung HS đã được làm quen khi học. Đề thi sẽ không chú trọng, đặt nặng về ngữ pháp mà nghiêng nhiều về kỹ năng, từ vựng.

Tuy nhiên, HS thường quan niệm và suy nghĩ đề thi tuyển sinh "khó lắm". Do vậy thay vì nắm vững các chủ đề từ vựng trong sách giáo khoa, các em lại dành khá nhiều thời gian và công sức làm các phần bài cấu trúc ngữ pháp phức tạp.

Bên cạnh đó, HS thường viết sai khi làm phần câu hỏi tự luận, như: Word Forms/Sentence transformation. Theo quy định, khi HS làm sai, dù chỉ là một lỗi nhỏ chính tả, cũng sẽ mất điểm hoàn toàn câu đó.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap